Tổng quan Câu cá sông

Cá sông là các loài cá nước ngọt. Theo quan niệm của người miền Tây ở Việt Nam thì cá vùng nước ngọt có hai loài cá sông và cá đồng. Cá sông còn được hiểu là cá trắng và cá đồng còn được gọi là cá đen. Loài cá sông là loài cá sống trong các sông rạch, còn loài cá đồng là các loài cá sống trên các lung vũng, đìa bàu, nói chung là sống trên đồng.

Việc phân biệt như vậy cũng chỉ là cách phân biệt tương đối vì sông nước Miền Tây và đồng ruộng nơi này có mùa nước lên và nước giựt, nên khi nước lên thì cá đen, cá trắng cũng tràn lên đồng; đến khi nước giựt thì cá trắng về sông nhưng cá đen cũng theo nước giựt rút xuống các kinh rạch giống như cá trắng; chỉ còn một số thì kẹt lại các lung vũng, đìa bàu hoặc các ngọn mương, ngọn rạch còn chút ít nước.

Cá sông khi ăn mồi thì luôn rỉa miếng mồi theo kiểu từ từ, cẩn thận. Khi rỉa mãi mà miếng mồi không sứt mẻ được miếng nào vào mồm thì nó mới nuốt luôn cả miếng và kéo đi. Khi dây câu bị kéo căng thì thực chất miếng mồi đã được cá nuốt nên không cần giật mà chỉ cần phăng dây câu vào. Nếu cá lớn thì phải chuẩn bị vợt. Cá đồng thì chúng phàm ăn và ăn liên tục, khi thấy có con ăn thì nhiều con khác thường lao vào tranh giành, chẳng hạn như cá rô.

Các loại cá sông như cá chép, cá trê, cá trắm, cá hú, cá ngát,… thường ăn mồi trên mặt nước và tập trung lại với nhau. Cá sông thường có tập tính ăn rỉa mồi theo kiểu từ từ nên các cần thủ cần có sự kiên trì và có sức chịu đựng bền bỉ. Khi rỉa mãi mà chẳng vào mồm được miếng nào thì bắt đầu ăn luôn cả miếng mồi to. Khi dây câu đã bị kéo căng thì đó là lúc mà miếng mồi đã bị cá ăn mất rồi nên không cần phải giật dây mà chỉ cần phăng dây câu vào.

Trong trường hợp nếu cá lớn thì cần chuẩn bị vợt sẵn để hứng cá sau khi đã vờn lượn một lúc để cá thấm mệt thì mới dễ lôi vào. Không phải loài cá nào cũng giống nhau về cách câu, cách ăn mồi. Người miền Tây Nam Bộ xưa câu cá rất tinh tế, đặc biệt là người sống ở thôn quê. Từng thời điểm, từng loại cá họ đều có cách câu khác nhau tương ứng với điều kiện mùa vụ và hệ thống sông rạch chằng chịt.